I. ĐINH NGHĨA, PHÂN LOẠI:
1. Định nghĩa:
Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hiđroxyl –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no.*
Ví dụ:
+ CH3OH, CH3CH2OH…
+ CH2 = CH- CH2 – OH...
2. Phân loại:
II . ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP:
1. Đồng phân:
Có 3 loại:
Chỉ xét đồng phân ancol.
Thí dụ: các đồng phân rượu của C4H9OH là:
2.Danh pháp:
a. Tên thông thường:
Qui tắc: Ancol +tên gốc ankyl +ic.
VD: CH3OH : Ancol metylic
CH3 –C(CH3)2 – OH Ancol tert - butylic
CH3-CH2-CH(CH3)-OH Ancol sec-butylic
CH2 = CH–CHOH Ancol alylic
HOCH2 – CH2 OH Etilen glicol
CH2OH–CHOH–CH2OH glixerol
b. Tên thay thế:
Các bước:
* Chọn mạch chính dài nhất chứa OH
* Đánh số thứ tự ưu tiên phía có OH gần nhất.
Qui tắc:
Tên hiđrocacbon tương ứng với mạch chính +số chỉ vị trí OH+ ol
III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
1. Khái niệm về liên kết hiđro.
- Liên kết giữa nguyên tử H mang một phần điện tích dương của nhóm –OH này khi ở gần nguyên tử O mang một phần điện tích âm của nhóm –OH kia tạo thành một liên kết yếu gọi là liên kết hiđro:
Thí dụ:
- Liên kết hiđro giữa các phân tử ancol.
2. Ảnh hưởng của liên kết hiđro đến tính chất vật lí của ancol
- Tan nhiều trong nước.
- Có nhiệt độ sôi cao hơn các hiđrocacbon có cùng M với rượu.
IV. ĐIỀU CHẾ:
1. Phương pháp tổng hợp:
- Anken hợp nước ( có xt H+)
CnH2n + H2O →CnH2n+1OH
VD:
C2H4 + H2O → C2H5OH
+ Thuỷ phân dẫn xuất halogen
R-X + NaOH → ROH + NaX
VD:
CH3Cl + NaOH → CH3OH+ NaCl
2. Phương pháp sinh hoá:
Từ tinh bột :
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
Tinh bột Glucozơ
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2↑
V. ỨNG DỤNG: (SGK)
VI. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:
- Do phân cực của các liên kết các phản ứng hoá học của ancol xảy ra chủ yếu ở nhóm chức OH:
Đó là:
* Phản ứng thế nguyên tử H ở nhóm OH
* Phản ứng thế nhóm OH
* Phản ứng tách nhóm OH cùng với H trong gốc hiđrocacbon(loại H2O).
1. Phản ứng thế H của nhóm OH:
a. Tính chất chung của ancol:
- Tác dụng với kim loại kiềm ( Na, K), phản ứng xảy ra không mãnh liệt như nước.
Tổng quát:
CnH2n+1OH +Na → CnH2n+1 ONa +1/2H2↑
- Các ancol hầu như không phản ứng với NaOH
b. Tính chất đặc trưng của glixerol:
Dùng phản ứng này để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức (có nhóm OH liền kề).
2C3H5 (OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5 (OH)2O]2Cu + 2H2O
Màu xanh Đồng (II) glixerat
Màu xanh lam
2. Phản ứng thế nhóm OH:
a. Phản ứng với axit vô cơ:
TQ: R-OH + HA (đặc) → R –A + H2O
b. Phản ứng với ancol (H2SO4 đặc, 140oC→ tạo ete)
TQ:
R -OH + H -O-R’ →R – O – R’ + H2O
VD:
C2H5OH+ C2H5OH →C2H5OC2H5 + H2O
* Lưu ý: Nếu có n ancol đơn chức khác nhau cùng tách nước thì số ete tối đa thu được là n(n+1)/2.
3. Phản ứng tách nước: Từ một phân tử rượu (H2SO4 đặc, 170oC → tạo anken)
Đối với các ancol no, đơn chức, mạch hở (đk tương tự): CnH2n +1OH → CnH2n + H2O
* Lưu ý:
- Ancol X tách nước tạo anken => X là ancol no đơn chức mạch hở.
- Ancol X tách nước ra sản phẩm có M lớn hơn M ancol => tách nước tạo ete.
4. Phản ứng oxi hóa
a. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.
b. Phản ứng oxi hóa hoản toàn: Sản phẩm là CO2 và H2O.
CnH2n+1OH + 3n2O2 → nCO2 + (n+1)H2O
* Lưu ý:
- Đôt cháy ancol X thu được số mol CO2 < H2O => ancol no mạch hở
- Số mol ancol = số mol H2O - số mol CO2
Phản hồi - đóng góp ý kiến
Không được lạm dụng SPAM hệ thống - Nếu vi phạm: Thành viên thường (xóa nick), Thành viên VIP (khóa nick 10 - 50 ngày).
Mã xác nhận *
Gửi câu hỏi tới kênh thảo luận - Forum
Không được lạm dụng SPAM hệ thống - Nếu vi phạm: Thành viên thường (xóa nick), Thành viên VIP (khóa nick 10 - 50 ngày).
Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay (Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)
BẠN NGUYỄN THU ÁNH
Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại thanhvinh.edu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
BẠN TRẦN BẢO TRÂM
Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
Baitap123 có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
BẠN NGUYỄN THU HIỀN
Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên thanhvinh.edu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.