Ghi nhớ bài học |

Tích phân- Phương pháp đổi biến

PHƯƠNG PHÁP ĐỔI BIẾN SỐ

 

1. Đổi biến số loại 1: t=t(x)

A. Phương pháp

Các bước thực hiện phép đổi biến số loại 1 để tính tích phân I=\int_{a}^{b}{f(x)dx}.

+ Bước 1: Đặt t=t(x)\Rightarrow dt=t'(x)dx.

    Đổi cận:  

+ Bước 2: Biến đổi f(x)dx thành g(t)dt.

+ Bước 3: Khi đó I=\int_{t(a)}^{t(b)}{g(t)dt} (đơn giản hơn tích phân đã cho).


– Nếu hàm số f(x) có chứa \sqrt[n]{g(x)} thì đặt:

t=\sqrt[n]{g(x)}\Leftrightarrow {{t}^{n}}=g(x)\Rightarrow n.{{t}^{n-1}}dt=g'(x)dx

– Nếu hàm số f(x) có chứa {{(ax+b)}^{n}} thì đặt t=ax+b\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}dt=adx\\x=\frac{t-b}{a}\end{array} \right..

– Hàm lượng giác:

           Nếu gặp \int{f(\sin }x).\cos xdx thì đặt t=\sin x.

           Nếu gặp \int{f(\cos x).\sin }xdx thì đặt t=\cos x.

           Nếu gặp \int{f(\tan x)\frac{dx}{{{\cos }^{2}}x}} thì đặt t=\tan x.

           Nếu gặp \int{f(\cot x)\frac{dx}{{{\sin }^{2}}x}} thì đặt t=\cot x.

– Biểu thức có chứa logarit:

   Thường gặp biểu thức có chứa \frac{1}{x} và \ln x. Khi đó đặt t=\ln x hoặc t= biểu thức có chứa \ln x.

B. Bài tập ví dụ

Ví dụ 1.1: Cho đẳng thức 2\sqrt{3}.m-\int_{0}^{1}{\frac{4{{x}^{3}}}{{{({{x}^{4}}+2)}^{2}}}dx=0}. Khi đó 144{{m}^{2}}-1 bằng

    A. -\frac{2}{3}.                          B. -\frac{1}{3}.                        C. \frac{1}{3}.                           D. \frac{2}{3}.

Lời giải:

Để tính tích phân I=\int_{0}^{1}{\frac{4{{x}^{3}}}{{{({{x}^{4}}+2)}^{2}}}dx} ta có thể làm trực tiếp bằng phương pháp vi phân, hoặc dùng phương pháp đặt ẩn phụ.

Cách 1 (Phương pháp vi phân)

Ta có \int_{0}^{1}{\frac{4{{x}^{3}}}{{{({{x}^{4}}+2)}^{2}}}dx}=\int_{0}^{1}{\frac{d({{x}^{4}})}{{{({{x}^{4}}+2)}^{2}}}=\left. \left( -\frac{1}{{{x}^{4}}+2} \right) \right|_{0}^{1}}

                             =-\frac{1}{3}-(-\frac{1}{2})=\frac{1}{6}.

Cách 2 (Phương pháp đổi biến)

Đặt t={{x}^{4}}+2\Rightarrow dt=4{{x}^{3}}dx.

Đổi cận: x=0\Rightarrow t=2.

             x=1\Rightarrow t=3.

   \Rightarrow I=\int_{2}^{3}{\frac{dt}{{{t}^{2}}}=-\left. \frac{1}{t} \right|_{2}^{3}=-\frac{1}{3}+\frac{1}{2}=\frac{1}{6}}.

Khi đó 2\sqrt{3}m-\int_{0}^{1}{\frac{4{{x}^{3}}}{{{({{x}^{4}}+2)}^{2}}}dx=0\Leftrightarrow 2\sqrt{3}m-\frac{1}{6}=0}\Leftrightarrow m=\frac{\sqrt{3}}{36}\Leftrightarrow 144{{m}^{2}}-1=-\frac{2}{3}.

Chọn A.

Ví dụ 1.2: Cho biết \displaystyle \int\limits_{-1}^{5}{f\left( x \right)\text{d}x}=15. Tính giá trị của P=\int\limits_{0}^{2}{\left[ f\left( 5-3x \right)+7 \right]\text{d}x}

    A. P=15                        B. P=37                          C. P=27                          D. P=19

Lời giải:

P=\int\limits_{0}^{2}{\left[ f\left( 5-3x \right)+7 \right]\text{d}x}=\int\limits_{0}^{2}{f\left( 5-3x \right)\text{d}x}+\int\limits_{0}^{2}{\text{7d}x}

Xét \int_{0}^{2}{f(5-3x)dx}, đặt t=5-3x\Rightarrow dt=-3dx.

Đổi cận: x=0\Rightarrow t=5,\,\,x=2\Rightarrow t=1.

             \Rightarrow \int_{0}^{2}{f(5-3x)dx}=-\frac{1}{3}\int\limits_{5}^{1}{f\left( x \right)\text{d}x}+7\left( 2-0 \right)=5+14=9

Đáp án D

Ví dụ 1.3: Biết rằng I=\int_{0}^{\frac{\pi }{2}}{\frac{\sin 2x\cos x}{1+\cos x}dx}=a\ln 2+b với a,b là các số nguyên. Tính P=2{{a}^{2}}+3{{b}^{3}}.

    A. 5.                           B. 7.                             C. 8.                           D. 11.

Lời giải:

I=\int_{0}^{\frac{\pi }{2}}{\frac{\sin 2x\cos x}{1+\cos x}dx}=\int_{0}^{\frac{\pi }{2}}{\frac{2\sin x{{\cos }^{2}}x}{1+\cos x}}dx

Cách 1 (Phương pháp vi phân)

\begin{array}{l}I=-2\int_{0}^{\frac{\pi }{2}}{\frac{{{\cos }^{2}}x}{1+\cos x}d(\cos x)}=-2\int_{0}^{\frac{\pi }{2}}{\left( \cos x-1+\frac{1}{1+\cos x} \right)}d(\cos x)\\=\left. (-{{\cos }^{2}}x+2x-2\ln |1+\cos x|) \right|_{0}^{\frac{\pi }{2}}=2\ln 2-1\end{array}

Cách 2 (Phương pháp đổi biến)

Đặt t=\cos x\Rightarrow dt=-\sin xdx.

Đổi cận: x=0\Rightarrow t=1;\,\,x=\frac{\pi }{2}\Rightarrow t=0.

\Rightarrow I=\int_{1}^{0}{\frac{-2{{t}^{2}}}{1+t}dt}=\int_{0}^{1}{(2t-2+\frac{2}{1+t})dt}=\left. ({{t}^{2}}-2t+2\ln |1+t|) \right|_{0}^{1}=-1+2\ln 2.

Do đó a=2;b=-1\Rightarrow P=2{{a}^{2}}+3{{b}^{3}}=11.

Chọn D.

Ví dụ 1.4: Biết rằng I=\int_{1}^{e}{\frac{2\ln x+1}{x{{(\ln x+1)}^{2}}}dx}=a\ln 2-\frac{b}{c} với a,b,c là các số nguyên dương và \frac{b}{c} là phân số tối giản. Tính S=a+b+c.

    A. S=3.                            B. S=5.                            C. S=7.                               D. S=10.

Lời giải:

Đặt t=\ln x\Rightarrow dt=\frac{dx}{x}.

Đổi cận: x=1\Rightarrow t=0;\,\,x=e\Rightarrow t=1.

\Rightarrow I=\int_{0}^{1}{\frac{2t+1}{{{(t+1)}^{2}}}dt}=\int_{0}^{1}{\left( \frac{2}{t+1}-\frac{1}{{{(t+1)}^{2}}} \right)dt}=\left. \left[ 2\ln |t+1|+\frac{1}{t+1} \right]\, \right|_{0}^{1}=2\ln 2-\frac{1}{2}.

\Rightarrow a=2;\,b=1;\,c=1\Rightarrow S=5.

Chọn B.

Ví dụ 1.5: Xét tích phân I=\int_{0}^{\sqrt{3}}{{{x}^{5}}\sqrt{{{x}^{2}}+1}dx}=\frac{a}{b} là một số phân số tối giản. Tính hiệu a-b.

    A. 743.                               B. -64.                              C. 27.                                     D. -207.

Lời giải:

Đặt t=\sqrt{{{x}^{2}}+1}\Rightarrow {{t}^{2}}={{x}^{2}}+1\Rightarrow tdt=xdx.

Đổi cận x=0\Rightarrow t=1;\,\,x=\sqrt{3}\Rightarrow t=2.

Khi đó I=\int_{1}^{2}{{{({{t}^{2}}-1)}^{2}}.{{t}^{2}}dt}=\int_{1}^{2}{({{t}^{6}}-2{{t}^{4}}+{{t}^{2}})dt}=\left. \left( \frac{{{t}^{2}}}{7}-2\frac{{{t}^{5}}}{5}+\frac{{{t}^{3}}}{3} \right) \right|_{1}^{2}=\frac{848}{105}=\frac{a}{b}.

Suy ra a-b=743Chọn A.

2. Đổi biến số loại 2: x=x(t)

A. Phương pháp

Các bước thực hiện phép đổi biến số loại 2 để tính tích phân I=\int_{a}^{b}{f(x)dx}.

+ Bước 1: Đặt x=x(t)\Rightarrow dx=x'(t)dt.

   Đổi cận:     

+ Bước 2: Biến đổi f(x)dx thành g(t)dt.

+ Bước 3: Khi đó I=\int_{t(a)}^{t(b)}{g(t)dt} (đơn giản hơn tích phân đã cho).

- Nếu hàm số f(x) có chứa \sqrt{{{a}^{2}}-{{x}^{2}}} thì đặt

x=a\sin t\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}dx=d(a\sin t)=a\cos t.dt\\\sqrt{{{a}^{2}}-{{x}^{2}}}=\sqrt{{{a}^{2}}-{{a}^{2}}{{\sin }^{2}}t}=a\cos t\end{array} \right.

- Nếu hàm f(x) có chứa \sqrt{{{a}^{2}}+{{x}^{2}}} thì đặt

\displaystyle x=a\tan t\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}dx=d(a\tan t)=\frac{adt}{{{\cos }^{2}}t}=a(1+{{\tan }^{2}}t)dt\\\sqrt{{{a}^{2}}+{{x}^{2}}}=\sqrt{{{a}^{2}}+{{a}^{2}}{{\tan }^{2}}t}=\frac{|a|}{\cos t}\end{array} \right.

- Nếu hàm f(x) có chứa \sqrt{{{x}^{2}}-{{a}^{2}}} thì đặt x=\frac{a}{\sin t}\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}dx=d(\frac{a}{\sin t})=-\frac{a\cos t.dt}{{{\sin }^{2}}t}\\\sqrt{{{x}^{2}}-{{a}^{2}}}=\sqrt{\frac{{{a}^{2}}}{{{\sin }^{2}}t}-{{a}^{2}}}=\frac{|a|}{\cot t}\end{array} \right.

- Nếu hàm f(x) có chứa {{(1+{{x}^{2}})}^{k}} thì đặt

x=\tan t\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}dx=d(\tan t)=\frac{dt}{{{\cos }^{2}}t}\\{{(1+{{x}^{2}})}^{k}}={{(1+{{\tan }^{2}}x)}^{k}}=\frac{1}{{{\cos }^{2k}}t}\end{array} \right.

B. Bài tập ví dụ

Ví dụ 2.1: Biết rằng I=\int_{0}^{\frac{1}{2}}{\sqrt{1-{{x}^{2}}}dx}=\frac{\pi }{a}+\frac{\sqrt{3}}{b} với a,b là các số nguyên. Tính P=a+b.

    A. 10.                        B. 12.                        C. 15.                            D. 20.

Lời giải:

Đặt .

Đổi cận x=0\Rightarrow t=0;\,\,x=\frac{1}{2}\Rightarrow t=\frac{\pi }{6}.

           \displaystyle \Rightarrow I=\int_{0}^{\frac{\pi }{6}}{\sqrt{1-{{\sin }^{2}}t}.\cos tdt}=\int_{0}^{\frac{\pi }{6}}{{{\cos }^{2}}tdt}

                   \displaystyle =\frac{1}{2}\int_{0}^{\frac{\pi }{6}}{(1+\cos 2t)dt}=\left. \left( \frac{1}{2}x+\frac{1}{4}\sin 2t \right) \right|_{0}^{\frac{\pi }{6}}=\frac{\pi }{12}+\frac{\sqrt{3}}{8}.

Do đó .

Chọn D.

Ví dụ 2.2: Tính các tích phân sau

    a) I=\int_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{{{x}^{2}}dx}{\sqrt{1-{{x}^{2}}}}}.                   b) .                  c) I=\int_{0}^{3}{\frac{dx}{9+{{x}^{2}}}}.

Lời giải:

    a) Đặt x=\sin t\Rightarrow dx=\cos tdt.

    Đổi cận x=0\Rightarrow t=0;\,x=\frac{\sqrt{2}}{2}\Rightarrow t=\frac{\pi }{4}\,.

    \displaystyle \begin{array}{l}\Rightarrow I=\int_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{{{\sin }^{2}}t\cos t}{\sqrt{1-{{\sin }^{2}}t}}dt=\int_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{{{\sin }^{2}}t\cos t}{\cos t}dt}}\\=\int_{0}^{\frac{\pi }{4}}{{{\sin }^{2}}tdt}=\frac{1}{2}\int_{0}^{\frac{\pi }{4}}{(1-\cos 2t)dt}\\=\left. \left( \frac{1}{2}t-\frac{1}{4}\sin 2t \right) \right|_{0}^{\frac{\pi }{4}}=\frac{\pi }{8}-\frac{1}{4}\end{array}

    b) Đặt x=\sqrt{3}\tan t\Rightarrow dx=\frac{\sqrt{3}}{{{\cos }^{2}}t}.

    Đổi cận x=1\Rightarrow t=\frac{\pi }{6};\,\,x=\sqrt{3}\Rightarrow t=\frac{\pi }{4}

          \displaystyle \begin{array}{l}\Rightarrow I=\int_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{\sqrt{9+9{{\tan }^{2}}t}}{3{{\tan }^{2}}t{{\cos }^{2}}t}dt=3\int_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{dt}{\cos t.{{\cos }^{2}}t.\frac{{{\sin }^{2}}t}{{{\cos }^{2}}t}}}}\\=3\int_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{dt}{\cos t.{{\sin }^{2}}t}}=3\int_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{\cos tdt}{{{\cos }^{2}}t.{{\sin }^{2}}t}}\\=3\int_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{d(\sin t)}{(1-{{\sin }^{2}}t).{{\sin }^{2}}t}}=3\int_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{4}}{\left( \frac{1}{1-{{\sin }^{2}}t}+\frac{1}{{{\sin }^{2}}t} \right)d(\sin t)}\\=3\int_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{4}}{\left( \frac{1}{2(1-\sin t)}+\frac{1}{2(1+\sin t)}+\frac{1}{{{\sin }^{2}}t} \right)d(\sin t)}\\=\frac{3}{2}\int_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{d(\sin t)}{1-\sin t}+\frac{3}{2}\int_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{d(\sin t)}{1+\sin t}+3\int_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{d(\sin t)}{{{\sin }^{2}}t}}}}\\=\frac{3}{2}\ln \left. \left| \frac{1+\sin t}{1-\sin t} \right|\, \right|_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{4}}-\left. \frac{3}{\sin t} \right|_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{4}}\\=\frac{3}{2}\left( \ln \frac{2+\sqrt{2}}{2-\sqrt{2}}-\ln 3 \right)+6-\frac{6}{\sqrt{2}}\end{array}

    c) Đặt x=3\tan t\Rightarrow dx=\frac{3dt}{{{\cos }^{2}}t}=3(1+{{\tan }^{2}}t)dt.

    Đổi cận x=0\Rightarrow t=0;\,x=3\Rightarrow t=\frac{\pi }{4}.

          \Rightarrow I=\int_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{(1+{{\tan }^{2}}t)dt}{9+9{{\tan }^{2}}t}=\frac{1}{3}t|_{0}^{\frac{\pi }{4}}=\frac{\pi }{12}}.

3. Đổi biến dựa vào cận

A. Phương pháp

Đối với tích phân có dạng I=\int_{-a}^{a}{f(x)dx}, ta sử dụng phép đổi biến x=-t.

Khi đó I=\int_{-a}^{a}{f(x)dx}=\int_{-a}^{0}{f(x)dx}+\int_{0}^{a}{f(x)dx}

Xét tích phân {{I}_{1}}=\int_{-a}^{0}{f(x)dx}:

Đặt x=-t\Rightarrow dx=-dt.

Đổi cận: x=-a\Rightarrow t=a,\,\,x=0\Rightarrow t=0.

           \Rightarrow I=\int_{a}^{0}{f(-t)d(-t)}+\int_{0}^{a}{f(x)dx}.

Nhận xét:

- Nếu f(x) liên tục và là hàm lẻ trên \displaystyle \text{ }\!\![\!\!\text{ }-a;a] thì I=-aaf(x)dx.

- Nếu f(x) liên tục và là hàm chẵn trên đoạn \displaystyle \text{ }\!\![\!\!\text{ }-a;a] thì I=-aaf(x)dx=20af(x)dx.

B. Bài tập ví dụ

Ví dụ 3.1 (THPT Bắc Duyên Hà – Thái Bình 2017 Lần 2) Cho hàm số f(x) chẵn, liên tục trên \mathbb{R} và \int_{-2}^{2}{f(x)dx}=3. Tính I=\int_{\frac{1}{3}}^{1}{f(3x-1)dx}.

    A. \frac{1}{3}.                          B. \frac{3}{2}.                          C. \frac{1}{2}.                           D. 3.

Lời giải:

Đặt t=3x-1\Rightarrow dt=3dx\Rightarrow dx=\frac{1}{3}dt.

Ta có I=\int_{0}^{2}{f(t).\frac{1}{3}dt}\Rightarrow 3I=\int_{0}^{1}{f(x)dx}.

Mặt khác, đặt u=-x\Rightarrow du=-dx. Do f(x) là hàm số chẵn nên f(-x)=f(x).

Suy ra \int_{-2}^{0}{f(x)dx}=-\int_{0}^{2}{f(-u)du}=\int_{0}^{2}{f(u)du}

       \Rightarrow 3=\int_{-2}^{2}{f(x)dx}=\int_{-2}^{0}{f(x)dx}+\int_{0}^{2}{f(x)dx}=2\int_{0}^{2}{f(x)dx}=6I\Rightarrow I=\frac{1}{2}.

Chọn C.

Ví dụ 3.2: Cho a là một số thực khác 0, kí hiệu b=\int_{-a}^{a}{\frac{{{e}^{x}}}{x+2a}dx}. Tính I=\int_{0}^{2a}{\frac{dx}{(3a-x){{e}^{x}}}} theo avà b.

    A. a.    B. \frac{b}{{{e}^{a}}}     C. b.    D. {{e}^{b}}.b.

Lời giải:

Đặt t=a-x\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}dx=-dt\\3a-x=t+2a\end{array} \right..

Đổi cận: x=0\Rightarrow t=a;\,x=2a\Rightarrow t=-a.

Khi đó I=\int_{a}^{-a}{\frac{dt}{(t+2a){{e}^{a-1}}}=\int_{-a}^{a}{\frac{{{e}^{x}}}{(x+2a){{e}^{x}}}dx}}.

Mà b=\int_{-a}^{a}{\frac{{{e}^{x}}}{x+2a}dx}\Rightarrow I=\frac{b}{{{e}^{a}}}.

Chọn B.

Ví dụ 3.3: Tính tích phân I=\int_{-1}^{1}{\frac{\cos xdx}{{{e}^{x}}+1}}.

Lời giải:

Cách 1:

I=\int_{-1}^{0}{\frac{\cos xdx}{{{e}^{x}}+1}+\int_{0}^{1}{\frac{\cos xdx}{{{e}^{x}}+1}={{I}_{1}}+{{I}_{2}}}} trong đó {{I}_{1}}=\int_{-1}^{0}{\frac{\cos xdx}{{{e}^{x}}+1}}{{I}_{2}}=\int_{0}^{1}{\frac{\cos xdx}{{{e}^{x}}+1}}.

Xét {{I}_{1}}=\int_{-1}^{0}{\frac{\cos xdx}{{{e}^{x}}+1}}, đặt t=-x\Rightarrow dt=-dx.

Đổi cận x=-1\Rightarrow t=1;\,x=0\Rightarrow t=0.

Khi đó {{I}_{1}}=-\int_{1}^{0}{\frac{\cos tdt}{{{e}^{-t}}+1}=\int_{0}^{1}{\frac{\cos tdt}{\frac{1}{{{e}^{t}}}+1}=\int_{0}^{1}{\frac{{{e}^{x}}.\cos xdx}{1+{{e}^{x}}}}}}.

Suy ra I=\int_{0}^{1}{\frac{{{e}^{x}}\cos xdx}{1+{{e}^{x}}}+\int_{0}^{1}{\frac{\cos xdx}{{{e}^{x}}+1}}=\int_{0}^{1}{\frac{({{e}^{x}}+1)\cos xdx}{{{e}^{x}}+1}}}=\int_{0}^{1}{\cos xdx}=\sin x|_{0}^{1}=\sin 1.

Cách 2:

Đặt t=-x\Rightarrow dt=-dx.

Đổi cận x=-1\Rightarrow t=1;\,x=1\Rightarrow t=-1.

Khi đó I=-\int_{1}^{-1}{\frac{\cos tdt}{{{e}^{-t}}+1}=\int_{-1}^{1}{\frac{\cos tdt}{\frac{1}{{{e}^{t}}}+1}}}=\int_{-1}^{1}{\frac{{{e}^{t}}.\cos tdt}{1+{{e}^{t}}}}=\int_{-1}^{1}{\frac{{{e}^{x}}\cos xdx}{1+{{e}^{x}}}}

             \displaystyle \begin{array}{l}\Rightarrow 2I=I+I=\int_{-1}^{1}{\frac{\cos xdx}{{{e}^{x}}+1}+\int_{-1}^{1}{\frac{{{e}^{x}}\cos xdx}{{{e}^{x}}+1}}}\\=\int_{-1}^{1}{\cos xdx}=\sin x|_{-1}^{1}=2\sin 1\end{array}.

             \Rightarrow I=\sin 1.

Thống kê thành viên
Tổng thành viên 17.803
Thành viên mới nhất qhuy22
Thành viên VIP mới nhất Alex308VIP

Mini games


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay




Mọi người nói về thanhvinh.edu.vn


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay
(Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)

  • BẠN NGUYỄN THU ÁNH
  • Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
  • Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại thanhvinh.edu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
  • BẠN TRẦN BẢO TRÂM
  • Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
  • Baitap123 có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
  • BẠN NGUYỄN THU HIỀN
  • Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
  • Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên thanhvinh.edu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.

webhero.vn thietkewebbds.vn