Vừa qua, đề thi minh họa môn Hóa lần 3 gặp sai sót và đề thi minh họa môn Địa lý gây tranh cãi đang khiến dư luận hết sức quan ngại về tính chính xác của đề thi chính thức vào tháng 6 tới.
1. Từ việc thiếu sai sót trong đề minh họa, gây tranh cãi
Cụ thể, đề thi minh họa môn Hóa học lần 3 mắc lỗi ở câu 74 khi có hai đáp án đúng. Trong khi đó đề thi minh họa môn Địa lý gây tranh cãi dữ dội.
Các lỗi gây tranh cãi trong đề minh họa môn Địa lý là các câu: câu số 44 gây tranh cãi về quốc lộ 1; câu số 52 về hệ thống sông chảy từ phía Bắc xuống phía Nam; câu số 55 đô thị nào có dân số trên 1 triệu người và câu số 42 khu vực nào có xảy ra động đất mạnh nhất.
Sau phản ánh của giới chuyên môn, phía Bộ GD&ĐT đã lên tiếng về vấn đề này. Theo tổ ra đề môn Địa lý, các thuật ngữ được sử dụng trong đề thi là theo đúng sách giáo khoa Địa lý và Atlat địa lý Việt Nam.
Ban ra đề thi môn Địa lý khẳng định, SGK và tài liệu Atlat Địa lý Việt Nam hiện hành là tài liệu dạy và học môn Địa lý thống nhất với cả nước. Do đó, câu hỏi và đáo án thi về nguyên tắc phải phù hợp tài liệu này.
Đại diện Bộ GD&ĐT trả lời về vấn đề này, TS Sái Công Hồng - Cục phó Cục khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục thừa nhận những sai sót trong đề thi minh họa lần 3. Ông Hồng cũng khẳng định, ban ra đề thi sẽ tiếp thu các ý kiến này để chuẩn bị tốt hơn ở đề thi thật.
Đề thi chính thức sẽ được thực hiện chặt chẽ từ khâu thành lập ban ra đề, tuyển chọn đề, theo tính chất kỳ thi cấp quốc gia.
2. Thí sinh chịu thiệt thòi khi không công bố đề thi chính thức
Chia sẻ về đề thi minh họa môn Hóa học lần 3, thầy Nguyễn Đình Độ, Phó hiệu trưởng trường THPT Thành Nhân (TPHCM) nhận định đề thi bám sát chương trình, có mức phân hóa tốt nhưng đáng tiếc, sai sót đã phá hỏng đề thi này.
Theo thầy Tộ, nếu đề thi của một kỳ thi cấp quốc gia mà xảy ra sai sót tương tự như trên là điều không nên, bởi nó sẽ ảnh hưởng kết quả của học sinh.
Trong khi đó, hồi tháng 2/2017, Bộ GD&ĐT quyết định chỉ công bố đề thi 2 môn cuối cùng của hai tổ hợp môn KHTN và KHXH là Sinh học và GDCD.
"Giả sử có những sai sót trong đề tương tự như trường hợp đề tham khảo vừa rồi và cuối cùng người thiệt thòi sẽ là học sinh mà không hay biết”, thầy Tộ lo ngại.
Theo quy chế thi THPT quốc gia 2017, mỗi phòng thi chỉ có 24 thí sinh, mỗi thí sinh một mã đề thi riêng biệt. Về điều này, một học sinh lớp 12 tại Hà Nội lo ngại: “Mỗi môn trắc nghiệm có đến 24 mã đề, nếu lỡ em làm đề có câu bị sai mà 23 bạn khác không bị sai thì có phải em chịu thiệt không?
Học sinh chúng em thi để xét tuyển vào ĐH, lỡ trúng đề sai mất 0,25 hay 0,5 điểm thì trượt oan khỏi trường mình thích thì phải làm sao”.
Ngoài ra, trên hệ thống bài tập trắc nghiệm còn cung cấp thêm bài viết về Bộ GD&ĐT chính thức trả lời những tranh luận về đề thi tham khảo môn Địa lý cho các bạn tham khảo thêm.
Tổng hợp