1. Đối với môn Vật lý: Cần làm từ câu dễ đến câu khó
Đối với đề thi Vật lý năm nay vẫn được ra theo thứ tự từ câu dễ đến câu khó. Vì vậy, các bạn thí sinh cần phải Đọc kỹ toàn bộ từ trên xuống dưới, câu nào dễ thì làm trước và tô luôn vào phiếu đáp án. Những câu có chữ SAI hoặc KHÔNG các bạn nên khoanh tròn để kiểm tra lại vì dễ chọn nhầm đáp án. Các câu chưa làm được cũng tích lại để làm sau.
Đối với những câu phải vẽ để chọn đáp án,ví dụ mạch xoay chiều các em vẽ thật nhanh không cần dùng thước, không cần tóm tắt đề bài. Các đề thi đang có xu hướng ra nhiều hình vẽ bởi vậy các bạn phải học chắc công thức để sử dụng thật nhanh, câu thực hành cần biết độ ngờ, sai số của phép đó.
2. Đối với môn Hóa học: Tích lũy điểm từ câu dễ
Đối với đề thi minh họa môn hóa 2017 của Bộ GD&ĐT đưa ra, cấu trúc đề thi bao gồm 40 câu, trong đó 27 câu lý thuyết (67,5%) và 13 câu tính toán (32,5%). Mức độ khó được xếp theo thứ tự tăng dần từ trên xuống. Mức độ nhận biết khoảng 5đ, mức độ vận dụng vừa phải đến khó 4đ, còn lại là khó 1đ.
Đầu tiên, các em cần nắm chắc số điểm để đạt yêu cầu tốt nghiệp THPT trước, rồi sau đó làm để đạt được những mục đích mà bản thân đã đặt ra từ trước. Cứ làm từ dễ đến khó, những bài kiến thức cơ bản và vận dụng vừa phải nếu các em làm tốt là đã có thể đạt được 6đ.
Phần bài phân loại học sinh, những câu này cần phải sử dụng khả năng tư duy cao, kỹ năng tính toán vận dụng linh hoạt, các em vẫn cứ làm bài từ trên xuống vì cấu trúc sẽ vẫn theo độ khó tăng dần, có khoảng 4-5 câu rất khó dành cho các em muốn đạt được điểm 9,5 - 10.
Lý thuyết là phần dễ kiếm điểm, bởi vậy các em nên làm trước sau đó sử dụng thời gian còn thừa dành cho các câu bài tập. Phần lý thuyết thường chỉ yêu cầu kiến thức cần nhớ, đánh giá, phân tích và giải quyết ở mức độ đơn giản hơn nên đây là phần các em dễ có điểm an toàn. Nếu câu hỏi hỏi quá kiến thức của mình có thì đánh dấu để lần sau xem và làm lại khi còn thời gian.
3. Đối với môn Sinh học: Tăng cường đọc hiểu và vận dụng
Về cơ bản, đề thi môn sinh không khác gì môn hóa học. Chính vì vậy, luôn đòi hỏi các bạn thí sinh cần phải nắm chắc kiến thức các môn.
Đề thi mang tính tổng thể bởi vậy luôn ưu tiên học SGK trước rồi mới học các loại sách khác. Kiến thức trong sách giáo khoa sẽ là nên tảng giúp các em giải các câu vận dụng, dạng bài tập, dạng tích hợp kiến thức nhiều bài.
Các kiến thức cơ bản: Phần di truyền lưu ý cơ chế di truyền ở mức độ phân tử, cơ chế di truyền ở mức độ tế bào, cơ chế di truyền ở mức độ cơ thể, cơ chế di truyền ở mức độ quần thể. Phần biến dị lưu ý đột biến gen, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (khái niệm - phân loại - cơ chế phát sinh - hậu quả - ý nghĩa), đột biến lệch bội, đột biến đa bội. Phần chọn giống lưu ý quy trình tạo giống dựa vào nguồn biến dị tổ hợp - bằng gây đột biến - bằng công nghệ tế bào - bằng công nghệ gen. Phần tiến hóa lưu ý nguyên nhân và cơ chế tiến hóa theo thuyết tiến hóa của Darwin, nguyên nhân và cơ chế tiến hóa theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất, tiến hóa của loài người. Phần sinh thái nắm vững kiến thức cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
Tăng cường học bản chất, học hiểu, giảm bớt học thuộc.
Với những bí quyết mà thầy cô baitap123 đã chia sẻ ở trên đối với từng môn một thuộc tổ hợp KHTN , giờ đây bạn có thể tự tin giật được điểm cao rồi chứ. Ngoài ra, trên hệ thống bài tập trắc nghiệm còn cung cấp thêm bào viết về Những lỗi thường mắc khi làm bài thi môn Ngữ văn cho các bạn tham khảo thêm.
Chúc các bạn thành công!
Tổng hợp