Trong kỳ thi THPT Quốc Gia năm nay, Lịch sử sẽ được thi dưới hình thức trắc nghiệm với cách thức ra đề mới. Vậy làm sao để có được bài thi Lịch sử đạt hiệu quả cao?

Theo phương án thi chính thức của Bộ GD&ĐT, trong kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2017, môn Lịch sử sẽ thi dưới hình thức trắc nghiệm với 40 câu hỏi và làm trong thời gian 50 phút.

Theo đề thi minh họa năm nay, câu hỏi không tập trung trọng điểm ở phần nào cả mà kiến thức rải đều các chương và các phần học ở chương trình lớp 12. Các câu hỏi  sẽ có các cấp độ từ nhận biết đến vận dụng cao, có khả năng phân loại thí sinh. Trong đó sự phân bổ câu hỏi giữa Lịch sử Thế giới và Việt Nam sẽ là Thế giới khoảng 30%, Việt Nam khoảng 70%. Mức độ phân bổ câu hỏi theo mức từ nhận biết/ thông hiểu/ vận dụng thấp/ vận dụng cao sẽ giao động là: 60%/20%/10%/10%.

Để làm một bài thi THPT Quốc gia đạt kết quả tốt, các em cần nắm chắc kiến thức từ những cái cơ bản nhất, đến những kiến thức nâng cao, nắm toàn diện kiến thức, hiểu sâu sắc mọi khía cạnh của vấn đề, và một điều quan trọng không kém đó là kĩ năng làm bài. Có kiến thức mà không có kĩ năng thì sẽ không thể hoàn thành sớm và kịp thời gian. Vấn đề đặt ra là không chỉ làm được mà phải làm trong thời gian nhanh nhất có thể.

Để đáp ứng nhu cầu của các em về tài liệu, củng cố kiến thức và rèn luyện nâng cao kĩ năng làm bài, thanhvinh.edu.vn sau đây chia sẻ với các em một số chuyên đề (hay chương) dễ “ăn điểm” của kì thi THPT Quốc Gia môn Lịch Sử.

Với kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2017 thì môn lịch sử sẽ gồm có 11 chuyên đề: trật tự thế giới mới; Liên Xô (1945 - 1991), Liên Bang Nga (1991 - 2000); Các nước Á, Phi, Mĩ – Latinh (1945 - 2000); Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000); Quan hệ quốc tế; Cách mạng KH - CN và xu thế Toàn cầu hóa; Việt Nam (1919 – 1930); Việt Nam (1930 – 1945); Việt Nam (1945 – 1954); Việt Nam (1954 – 1975); Việt Nam (1975 – 2000).

Theo đó những chương dễ “ăn điểm” sẽ nằm ở các chương đầu phần lịch sử thế giới: trật tự thế giới, các nước Á, Phi, Mĩ - Latinh, Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, và chương 3 phần lịch sử Việt Nam (1945 - 1954).

Chuyên đề

Nội dung chính

Chú ý

Trật tự thế giới mới

+ Hội nghị Ianta và những thỏa thuận 3 cường quốc.

 

 

+ Liên hợp quốc

Việc thỏa thuận của các quốc gia về phạm vị đóng quân và khu vực ảnh hưởng.

Quan hệ VN – Liên hợp quốc.

Các nước Á, Phi, Mĩ – Latinh

+ Đặc điểm tự nhiên, xã hội khu vực Đông Bắc Á.

+ Thành tựu công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.

+ Thời gian độc lập của các quốc gia Đông Nam Á.

+ Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN

+ Sự ra đời, phát triển ASEAN, quan hệ Việt Nam – ASEAN.

+ Công cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ.

+ Thời gian giành độc lập của các nước châu Phi, khu vực Mĩ – Latinh.

Phần này các câu hỏi tập trung ở mức độ biết và thông hiểu.

Các mốc thời gian quan trọng.

 

 

 

 

 

 

Liên Xô (1945 - 1991), Liên Bang Nga (1991 – 2000)

+ Công cuộc khôi phục kinh tế 1945 – 1950

+ Thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội 50 – 70

+ Nguyên nhân tan rã chế độ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu

+ Liên Bang Nga (1991 – 2000): kinh tế, chính trị, đối ngoại.

Chủ yếu là các câu hỏi ở mức độ nhận biết.

Quan hệ quốc tế

+ Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh

+ Sự chấm dứt chiến tranh lạnh: nguyên nhân, ý nghĩa, xu thế sau chiến tranh lạnh

Phần này các câu hỏi tập trung ở mức độ nhận biết và thông hiểu.

Mỹ, Tây Âu,

Nhật Bản

+ Tình hình kinh tế, khoa học – kỹ thuật, chính sách đối ngoại của Mỹ.

+ Nguyên nhân phát triển kinh tế Mỹ

+ Kế hoạch Mácsan

+ Thành tựu, nguyên nhân phát triển kinh tế Tây Âu

+ EU: thành lập, thành viên, hoạt động, quan hệ với Việt Nam.

+ Thành tựu, nguyên nhân phát triển của kinh tế Nhật.

+ Chính sách đối ngoại của Nhật, quan hệ Nhật Bản – Việt Nam.

Chủ yếu là các câu hỏi ở mức độ biết và thông hiểu.

 

Việt Nam (1945 - 1954)

+ Tình hình nước ta sau CMT8: ngàn cân treo sợi tóc.

+ Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.

+ Chính sách ngoại giao giai đoạn 1945 – 1946.

+ Đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng.

+ Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ

+ Chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947), Biên Giới (1950): hoàn cảnh, kế hoạch của Pháp, chủ trương của ta, kết quả, ý nghĩa.

+ Mỹ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương

+ Đại hội Đảng lần thứ II: hoàn cảnh nội dung, ý nghĩa.

+ Kế hoạch Nava

+ Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953 – 1954) và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

+ Nội dung, ý nghĩa hiệp định Giơnevơ.

+ Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm.

Có các câu hỏi ở tất cả các mức độ nhưng chủ yếu ở mức độ biết, thông hiểu và vận dụng thấp.

Chú ý về niên biểu các sự kiện.

 Bên cạnh việc ôn luyện kiến thức, khi các em luyện làm bài cũng nên chú ý một số vấn đề sau để tránh bị mất điểm những phần mình chủ quan như: các mốc sự kiện, các từ khóa, sự liên hệ giữa Việt Nam và thế giới trong xu thế hiện nay, tình hình chính trị, cũng như các sự kiện thế giới và trong nước sau năm 2000.

Môn lịch sử có rất nhiều các mốc sự kiện, hệ thống kiến thức nhiều, khó nhớ, các em nên hệ thống kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy để có thể ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả, nhanh và tránh nhầm lẫn giữa các niên đại.

Chúc các em may mắn và thành công ! Mọi thắc mắc hay cần tư vấn các em hãy liên hệ với thầy cô giáo của thanhvinh.edu.vn trực tiếp trên trang web hoặc nhắn tin qua fangpage:

https://www.facebook.com/baitap123.

Các từ khóa:
Thống kê thành viên
Tổng thành viên 17.803
Thành viên mới nhất qhuy22
Thành viên VIP mới nhất Alex308VIP

Mini games


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay




Mọi người nói về thanhvinh.edu.vn


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay
(Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)

  • BẠN NGUYỄN THU ÁNH
  • Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
  • Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại thanhvinh.edu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
  • BẠN TRẦN BẢO TRÂM
  • Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
  • Baitap123 có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
  • BẠN NGUYỄN THU HIỀN
  • Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
  • Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên thanhvinh.edu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.

webhero.vn thietkewebbds.vn