Dưới đây là một số kỹ năng học tập khá hiệu quả cho các bạn học sinh tham khảo:
1. Cần xây dựng lịch học hợp lý
Để học tập một cách hiệu quả, điều đầu tiên là bạn phải xây dựng cho bản thân mình một lịch trình học tập hợp lí. Nếu không, bạn sẽ không có cách nào tốt hơn để có thể bố trí thời gian quý giá của mình khi có việc gì đó bất ngờ xảy ra. Hơn nữa, bạn cũng cần học cách lập một thời khóa biểu đáp ứng nhu cầu của mình, điều chỉnh nó khi cần thiết và, quan trọng nhất, thực hiện theo đúng những gì mà bạn đã đặt ra.
Cần xây dựng lịch học hợp lí
2. Không gian học tập thoải mái
Không gian học thoải mái thì bạn mới có tinh thần thoải mái học được. Nhưng nhiều người thường hay chọn lựa và tìm cho mình một địa điểm học tập cố định và cho đó là phù hợp nhất với bản thân để học. Ví dụ như: thư viện, trong phòng,..
Không gian học tập thoải mái
Tất nhiên, bạn phải tìm cho mình một địa điểm học tập phù hợp nhất với bản thân, nhưng đừng cứ mãi học ở một địa điểm. Thỉnh thoảng, bạn hãy thử thay đổi không gian và địa điểm học. Sự thay đổi này sẽ giúp bạn cảm thấy được “làm mới” và không bị nhàm chán.
3. Ghi chép bài tập đầy đủ
Có nhiều bạn sẽ cười khi đọc đến kĩ năng này, vì việc đi học là đương nhiên, ghi bài là tất nhiên. Nhưng, bạn ghi chép với cách thức nào? Những điều đó mới là quan trọng.
Ghi chép bài tập đầy đủ
Bạn sẽ phải tiếp cận quá trình học với tâm thế của người muốn được học chứ không phải đến để điểm danh. Và khi học xong bạn sẽ phải biết cần làm gì cho kỳ thi. Trong việc ghi chép, bạn phải biết mình đang ghi cái gì, nghĩa là bạn phải hiểu những gì bạn đang ghi. Và không phải cái gì bạn cũng ghi mà phải biết chọn lọc. Cách tốt nhất là bạn nên học cách ghi và nhớ những từ khóa quan trọng và từ đó tìm hiểu sâu hơn và rộng hơn về vấn đề đó.
4. Học và làm bài theo nhóm
Không ai có thể một mình giải quyết tất cả mọi việc, đặc biệt khi đối mặt với một vấn đề khó. Vì thế, hãy cùng những thành viên khác giải quyết mọi vấn đề. Điều này không những giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh gọn hơn, mà còn tạo nên những mối quan hệ thân thiết giữa những người bạn. Và nếu chuyên nghiệp hơn, hãy thành lập một nhóm cố định, hoạt động có khoa học để cùng học tập và tiến bộ.
Học và làm bài theo nhóm
5. Tự kiểm tra và đánh giá kết quả
Các nghiên cứu đã cho thấy, các bài đánh giá nghiêm túc không chỉ giúp khẳng định mà còn nâng cao kiến thức. Kiểm tra chính là cách giúp bạn học lại thêm lần nữa để ghi nhớ thông tin.
Tự kiểm tra và đánh giá kết quả
Tất nhiên, bạn cần lập cho mình một sự khoa học trong những lần tự kiểm tra. Ví dụ: khi bạn học hết một chuyên đề, hãy vạch ra những vấn đề cần giải quyết, và mỗi vấn đề cần giải quyết chính là các câu hỏi. Nghĩa là bạn lập thành nhiều câu hỏi và cho vào một chiếc hộp rồi bốc ngẫu nhiên, sau đó làm như một bài kiểm tra cuối kì. Sau đó, bạn sẽ tự kiểm tra, so sánh với yêu cầu và tự đánh giá xem bài làm của mình đạt hiệu quả ra sao.
Việc liên tục tự kiểm tra không những giúp bạn đánh giá được trình độ của mình mà còn giúp bạn gặp và xử lí được các tình huống phát sinh. Và từ đó, khi vào kì thi thật sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao hơn.
6. Cần nghỉ ngơi hợp lý
Sự mệt mỏi về cơ thể sẽ dẫn đến sự mệt mỏi về trí não. Và khi trí não mỏi mệt đồng nghĩa với việc tư duy chậm lại.
Cần nghỉ ngơi hợp lý
Vì thế hãy duy trì một chế độ nghỉ ngơi thật hợp lí. Một giấc ngủ sâu khi mệt mỏi, một bản nhạc khi chán, một cốc nước cam khi mất cân bằng,… sẽ giúp bạn hồi phục tinh thần và tăng cường trí não.
Ngoài ra, trên hệ thống bài tập trắc nghiệm còn cung cấp thêm bài viết về một số mẹo giúp bạn vượt qua mọi kì thi cho các bạn tham khảo thêm. Chúc các bạn học tập tốt !
Sưu tầm