1. Đơn giản hóa những con số
Gắn mốc sự kiện và các số liệu lịch sử với những điều thân thuộc trong cuộc sống. Ví dụ như để nhớ các mốc sự kiện, những số liệu, các bạn có thể gắn với những điều quen thuộc trong cuộc sống như ngày sinh nhật của người thân, bạn bè, ngày lễ Tết… Bên cạnh đó, thí sinh có thể ghi các mốc sự kiện lên giấy và dán khắp phòng học để luôn nhìn thấy và lâu quên.
2. Lập bảng niên biểu gắn với các sự kiện
Để dễ dàng cho việc hệ thống hóa kiến thức nội dung bài học, chúng ta có thể lập bảng niên biểu ngắn gọn, trong đó chia thành các cột thời gian, cột sự kiện và cột nội dung hoặc diễn biến vắn tắt trong một bài học lịch sử. Việc lập bảng này vừa hệ thống hóa được khối lượng kiến thức bài học nhanh và ngắn gọn nhất, đồng thời sẽ nhìn nhận trực quan và dễ nhớ các mốc thời gian cùng với các sự kiện, nội dung xảy ra tương ứng với mốc thời gian đó. Từ đó, thí sinh nắm được nội dung bài học và thuộc bài lâu hơn.
3. Nhớ 1 được 2
Với nhiều mốc sự kiện các em chỉ cần nhớ 1 thì sự kiện kia cũng sẽ nhớ được theo. Ví dụ như ngày 2 tháng 9 (1945) Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ta nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nếu đảo ngược lại ta sẽ có ngày 9 tháng 2 (1930) ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái,...
Với cách này, các em cần tìm chính xác từng cặp đôi sự kiện rồi xem xét để xâu chuỗi chúng lại với nhau theo một sợi dây chung dễ nhớ nhất.
4. Học lịch sử qua phim ảnh, truyện tranh
Các nhà khoa học đã chứng minh được một điều rằng: học sinh tiếp thu và nắm các sự kiện Lịch sử nhanh hơn, lâu hơn nhờ được xem phim hay đọc truyện tranh về sự kiện đó. Đây là phương pháp kết hợp giữa hai hình thức học tập và giải trí. Các bạn sẽ cảm thấy bị lôi cuốn bởi: những dòng chữ chi chít, dày đặc trong sách giáo khoa nay được thể hiện một cách sống động, chân thực và điều quan trọng nhất là thí sinh có thể cảm nhận lịch sử bằng thị giác.
5. Hệ thống hoá kiến thức bài học
Bằng cách tự kiểm tra và hệ thống hoá lại kiến thức sau mỗi buổi học, các bạn sẽ tránh được tình trạng “học trước quên sau”.
Nắm chắc các chương mục, các phần lớn nhỏ trong bài học là cơ sở nền tảng giúp thí sinh có cái nhìn tổng thể và khách quan hơn khi bàn đến các sự kiện lịch sử trong bài thi của mình.
Học Lịch Sử có không khó như các em nghĩ phải không? Hãy thử học bằng những phương pháp mà baitap123 đã chia sẻ ở trên, nó sẽ giúp các em sẽ cảm thấy say mê và yêu thích môn Sử hơn.