Đề thi minh họa THPT QG môn Lịch sử lần 2 của Bộ GD&ĐT ban hành có tỉ lệ kiến thức cơ bản cao hơn lần 1. Một câu hỏi có thể nằm trong nội dung của nhiều chương khác nhau đòi hỏi học sinh nắm khác chắc kiến thức các chương ở chương trình lịch sử 12. Hãy cùng tôi nhìn nhận về độ khó và nội dung trong đề thi trắc nghiệm mà Bộ GD&ĐT công bố ngày hôm qua.
>>>>Các thầy cô và các em học sinh có thể download đề và hướng dẫn trả lời chi tiết đề thi thử nghiệm môn Lịch sử tại đây
(Sự phân chia giữa 2 mức độ nhận biết và thông hiểu mang tính chất tương đối)
1. Về độ khó của đề thi thử nghiệm
Đề thi thử nghiệm môn Sử gồm có 40 câu trong đó: câu hỏi dưới dạng kiến thức đơn thuần có 22 câu, 18 câu hỏi còn lại là các câu hỏi dưới dạng đòi hỏi khả năng tư duy của học sinh. Độ khó của các câu hỏi trong đề thi mẫu phân bố ở cả bốn mức độ song tập trung chủ yếu ở mức nhận biết (chiếm 50%) và thông hiểu (32,5%). Những câu hỏi vận dụng cao yêu cầu thí sinh phải tư duy và tổng hợp những câu hỏi kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn.
Như vậy, với đề thi mẫu lần này, học sinh không phải lo lắng nhiều về độ khó của các câu hỏi. Tuy nhiên, áp lực về mặt thời gian làm bài là rất lớn (40 câu/50 phút, trung bình 1.25phút/câu thay vì 60 phút/câu tự luận như các năm trước).
Đặc biệt, đề thi mẫu có 3 câu hỏi ở mức vận dụng cao, việc tìm ra đáp án của các câu hỏi này phải trải qua nhiều bước phân tích đòi hỏi kĩ năng làm bài của học sinh phải đạt được sự thuần thục cao mới có thể hoàn thành được. Bởi vậy, muốn chinh phục được các câu hỏi dạng này đồng nghĩa với việc muốn chinh phục được mức điểm trên 9 thì học sinh cần luyện tập kĩ năng làm bài thường xuyên để có thể đẩy nhanh tốc độ làm bài của mình.
2. Về nội dung của đề thi thử nghiệm
Kiến thức của các câu hỏi trong đề thi mẫu đều nằm trong chương trình Lịch sử 12. Tuy nhiên, số lượng câu hỏi phân bố trong từng phần, từng chương là khác nhau. Trong đó, hai chương chiếm số lượng câu nhiều nhất đều nằm trong phần “ Lịch sử Việt Nam tử năm 1919 đến năm 2000” là: chương “Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954” (10 câu - chiếm 25%), chương “Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945” (8 câu - chiếm 20%). Các câu hỏi nhận biết tập trung chủ yếu ở phần “Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến năm 2000” và chương 1,2,3 của phần “Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000”. Với các câu hỏi này, học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là có thể làm được.
Trong khi đó, các câu hỏi khó yêu cầu năng lực tư duy cao nằm rải rác trong toàn bộ chương trình. Do vậy, tuỳ theo mục tiêu về mức điểm số muốn đạt được mà mỗi học sinh nên chọn lựa phần kiến thức để học sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất.
Nhìn chung, đề thi thử nghiệm này khá hay bao phủ chương trình tránh được tình trạng học sinh học tủ học lệch và đề thi có độ phân loại cao.
Từ những phân tích về cấu trúc đề thi mẫu trên, để đạt được điểm số môn Lịch sử cao nhất, các em nên kết hợp song song giữa việc học kiến thức cơ bản và làm bài tập. Các em có thể vào luyện tập thường xuyên tại baitap123 để nâng cao kỹ năng, kĩ xảo làm bài của mình. Chúc các em thành công!
Giáo viên môn Lịch sử