1. Học với sơ đồ tư duy
Phương pháp học với sơ đồ tư duy tuy không mới nhưng lại rất ít bạn ứng dụng. Lợi ích mà sơ đồ tư duy mang lại không chỉ ở cấp trung học cơ sở mà chương trình đại học cũng rất cần. Đó là cách giúp bạn học cực kì hiệu quả và tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Học với sơ đồ tư duy giúp bạn thấy thú vị hơn Sơ đồ tư duy là một cách hệ thống hóa kiến thức giúp bạn ghi nhớ tốt hơn. Đặc biệt hiệu quả đối với các môn khoa học xã hội khi lượng kiến thức được xem là rất rộng thì việc hệ thống nó lại là một cách học nhanh hơn mà vẫn đảm bảo được lượng kiến thức cần cho các kì thi.

2. Học để hiểu chứ đừng thuộc lòng
Học thuộc lòng chỉ là cách ghi nhớ tạm thời, nhưng cách học hiểu lại giúp bạn nhớ lâu và vận dụng tốt hơn trong mọi trường hợp. Bạn bắt buộc phải hiểu vấn đề để có thể vận dụng được, sự thay đổi đa dạng trong cách ra đề các môn tự nhiên đòi hỏi phải linh hoạt trong hướng tìm ra lời giải. Bạn nên hiểu đến cùng của vấn đề, bạn có thể hỏi giáo viên, tra Google hay trao đổi với bạn bè để tìm câu trả lời cho mọi thắc mắc của mình. Điều này giúp bạn xử lý mọi tình huống sẽ nhịp nhàng và triệt để hơn.
3. Nhớ bằng cách vận dụng sự liên tưởng
Bạn sẽ nhớ tốt hơn bằng cách sử dụng sự liên tưởng. Ví dụ như trời xanh với máy bay, vườn hoa với ong bướm, mặt trăng với bầu trời đêm nhiều sao… nghĩ đến cáo có thể liên tưởng đến giảo hoạt. Nghĩ đến sắt, thép có thể liên tưởng đến sự kiên cường, mạnh mẽ…
Bạn hãy nhớ rằng liên tưởng càng sinh động, ấn tượng thì bạn ghi nhớ càng tốt. Càng lặp lại nhiều lần, ấn tượng càng sâu sắc giúp hình thành phản xạ tự nhiên. Liên tưởng thời gian càng gần càng dễ nhớ.
Còn rất nhiều cách để ghi nhớ, chỉ cần bạn muốn nhớ, tin tưởng rằng mình sẽ nhớ và vận dụng sự liên tưởng một cách sáng tạo, chắc chắn bạn sẽ nhớ tốt.
4. Đi từ dễ đến khó
Mỗi người đều có năng lực riêng, không phải ai sinh ra cũng đều là “siêu nhân” hết. Mọi thứ đều phải bắt đầu từ những điều cơ bản nhất. Hãy bắt đầu với kiến thức nền sao cho thật nhuần nhuyễn rồi từ từ học nâng cao lên. Nhiều bạn có kiểu học “ôn thi cấp tốc”, đây là một sai lầm rất lớn khiến bạn chẳng bao giờ đạt được điểm cao trong các kì thi. Cách học cấp tốc là cách học “vẹt”, học những dạng đề chứ không thể vận dụng được. Nếu bạn muốn bất kì bài toán nào mình cũng có thể giải được thì cách duy nhất là nắm chắc kiến thức cơ bản.
5. Tìm “từ khóa” nội dung
Từ khóa hay còn gọi là “key” nội dung, cách này giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn, ghi nhớ một cách nhanh chóng và hạn chế những sai sót trong bài làm. Đặc biệt việc tìm “từ khóa” chính là cách để bạn có được đáp án chính xác và nhanh nhất. Nhớ tìm “từ khóa” cho nội dung bài vở của mình nhé Tập trung cao độ khi học Khoa học đã nghiên cứu và đưa ra một phương pháp học tối ưu nhất, đó là tập trung cao độ trong vòng 45 đến 60 phút sau đó nghỉ giải lao. Đừng cắm đầu vào học ngày học đêm, điều này chả có ích lợi gì mà chỉ khiến bạn mệt mỏi hơn.
6. Muốn nhớ kĩ, cần ghi chép
Bạn cần chuẩn bị một quyển vở nhỏ và một chiếc bút đặt trên bàn học. Khi bạn đột nhiên nghĩ đến một kiến thức nào đó cần nhớ hay chỉnh lí thì hãy lập tức ghi lại. Khi bạn ghi chép, bạn đã nhớ một lần. Với phương pháp này, hiệu quả ghi nhớ đạt được sẽ lớn hơn rất nhiều.
7. Hãy tập tủng cao độ khi học, và phải học khi thấy thoải mái nhất
Hãy nhớ chỉ học khi bản thân cảm thấy thoải mái và hào hứng nhất, tạo thói quen luôn tập trung cao độ mỗi khi ngồi vào bàn để tiết kiệm thời gian mà vẫn có được hiệu quả cao nhất. Học cùng “đồng bọn” Học nhóm là một cách học giúp bạn tạo được hứng khởi. Khi học cùng những người bạn, hãy cùng nhau đặt ra những câu hỏi và tìm cách giải quyết vấn đề. Hỏi thật nhiều và hỏi bất kể điều gì mà bạn còn thắc mắc. Học nhóm sẽ giúp bạn hứng khởi hơn, nhưng cũng dễ…tám hơn Nhắc bạn, đừng đi lạc đề tài, tán chuyện quá nhiều khiến chuyện học không thể tập trung được nha!
Học - học nữa - học mãi là câu nói nổi tiếng giúp các bạn có trí vươn lên trong học tập. Baitap123 chúc các bạn học và thi tốt trong các kỳ thi sắp tới.
Tổng hợp