Nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội có 3 dạng chính với cách triển khai ý rất khác nhau.
• Nghị luận về một vấn đề xã hôi
Thân bài gồm:
- Nêu thực trạng vấn đề
- Trình bày nguyên nhân
- Trình bày hậu quả
- Hướng giải quyết, biện pháp
- Bàn luận mở rộng vấn đề
- Liên hệ bản thân (rất nên có)
• Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
Thân bài gồm:
- Giải thích quan điểm, câu nói được đưa ra trong đề bài (giải thích từng từ nhỏ rồi nêu khái quát ý chính)
- Khẳng định tính đúng/sai của vấn đề. Lí giải
- Phân tích, chứng minh vấn đề
+ Luận điểm rõ ràng
+ Dẫn chứng chính xác có tầm bao quát.
- Bàn luận mở rộng:
+ Nêu các dẫn chứng cụ thể phù hợp theo đề
+ Phần phản đề (rất nhỏ): nêu một số trường hợp không hoàn toàn như vây
- Liên hệ bản thân,rút ra bài học
• Nghị luận về một vấn đề xã hội trong các tác phẩm văn học
Bài viết cho dạng này, ở phần thân bài thường gồm hai nội dung lớn:
– Phần một:
Phân tích, giới thiệu và nêu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
+ Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề rút ra từ một tác phẩm đã học, thì phân tích qua vấn đề ấy đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm.
+ Nếu đề nêu một văn bản chưa học, không cho sẵn vấn đề, thì cần đọc hiểu, phân tích để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai.
– Phần hai (trọng tâm):
Nghị luận về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện). Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi, thì mới bắt đầu làm bài nghị luận xã hội, nêu lên suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy. Tùy thuộc kiểu bài (nghị luận về tư tưởng đạo lí, hay nghị luận về hiện tượng xã hội ) mà xác định các bước làm bài phù hợp.