Nhân vật giao tiếp và hàm ý
1. Nhân vật giao tiếp
- Trong hoạt đông giao tiếp ngôn ngữ,các nhân vật giao tiếp xuất hiên trong vai trò người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc); ở hoạt đông giao tiếp ở dạng nói các nhân vật thường đổi vai và luân phiên lượt lời với nhau.
- Các nhân vật giao tiếp có vị thế ngang hàng hoặc cách biệt, có thể xa lạ hay có quan hay họ hàng.Những đặc điiểm đó cùng với những đặc điểm riêng biệt khác của từng người (lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, văn hóa…) luôn luôn chi phối lời nói của họ về nội dung và hình thức ngôn ngữ.
- Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp,mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện một chến lược giao tiếp phù hợp (bao gồm việc lưa chọ đề tài, phương tiệ ngôn ngữ, cách thức, thứ tự nói hoặc viết,…)
Ví dụ:
" Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:
"Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!"
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ ! - Thị liếc mắt, cười tít."
(Kim Lăn, "Vợ nhặt")
- Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp đều đang ở lứa tuổi thanh niên. Tràng là nam còn cô gái nhặt thóc ở kho là nữ và đều là những người lao động nghèo khổ.
- Các nhân vật luân phiên lượt lời theo trình tự, người nói là Tràng – người nghe là các cô gái; người nói là các cô gái – người nghe là thị; người nói là thị - người nghe là các cô gái và Tràng… Lượt thoại đầu tiên của nhân vật thị hướng đến hai đối tượng.
- Các nhân vật giao tiếp đều bình đẳng về vị thế xã hội. Lúc đầu quan hệ còn xa lạ nhưng sau đó họ nhanh chóng trở nên thân tình vì cùng lứa tuổi, cùng vị thế xã hội.
- Những đặc điểm của nhân vật giao tiếp đã chi phối đến lời nói và dùng những từ xưng hô thân mật thậm chí suồng sã, câu tình lược thành phần nhờ có những điệu bộ, cử chỉ hỗ trợ cho lời nói: cười như nắc nẻ, cong cớn, liếc mắt cười tít…
2. Hàm ý
Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. (Nghĩa hàm ý còn gọi là hàm ngôn hoặc hàm ẩn)
Hàm ý được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: mời mọc, rủ rê, từ chối, đề nghị kín đáo, hoặc có khi là lời thiếu thiện chí.
Ví dụ:
"Về đến nhà,A Phủ lẳng vai ném nửa con bó xuống gốc đào trước cửa, Pá Tra bước ra hỏi:
- Mất mấy con bò?
A Phủ trả lời tự nhiên:
- Tôi về lấy súng thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm.
Pá Tra hất tay, nói:
- Quân ăn cướp làm mất bò tao.A Sử!Đem súng đi lấy con hổ về."
(Tô Hoài, "Vợ chồng A Phủ")
- Lời đáp của A Phủ thiếu thông tin cần thiêt nhát của câu hỏi: Số lượng bò bị mất (mất mấy con bò?). A Phủ đã lờ yêu cầu của Pá Tra.
- Lời đáp có chủ ý thừa thông tin so với yêu cầu của hỏi: A Phủ không nói về số bò bị mất và nói đén công việc dự định và niềm tin của mình (Tôi về lấy súng thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm).
- Cách trả lời của A Phủ có độ khôn khéo: Không trả lời thẳng, gián tiếp công nhận để mất bò. Nói ra dự định "lấy công chuộc tội" (bắn hổ chuộc tội mất bò); chủ ý thể hiện sự tin tưởng bắn được hổ và nói rõ "con hổ này to lắm".
- Cách nói hòng chuộc tội, làm giảm cơn giận dữ của Pá Tra. Câu trả lời của A Phủ chứa nhiều hàm ý.