Bài 2: Lưu huỳnh
I. Vị trí, cấu hình electron của nguyên tử
-Vị trí: + Z = 16
+ Chu kì 3
+ Nhóm VI
- Cấu hình electron:
1s22s22p63s23p4
=> Lớp ngoài cùng có 6 electron trong đó có 2 electron độc thân.
II. Tính chất vật lý
1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
-Lưu huỳnh có hai dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sa), lưu huỳnh đơn tà (Sb).
Kết luận: Hai dạng thù hình khác nhau về tính chất vật lý, có thể biến đổi qua lại với nhau tuỳ theo nhiệt độ.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý
SRắn → SLỏng → SQuánh → SHơi
Vàng Vàng Nâu đỏ Nâu đỏ
III. Tính chất hoá học của lưu huỳnh
S có các số oxi hóa sau: -2, 0, +4, +6 => Đơn chất lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
1. Lưu huỳnh tác dụng với kim lọai và hiđro
+ Tác dụng với kim loại:
0 0 -2
S + Cu → CuS
0 0 -2
S + Fe → FeS
+ Tác dụng với H2:
0 0 -2
S + H2 → H2S
=> Trong các phản ứng này S thể hiện tính oxi hóa:
0 -2
S+ 2e → S.
S tác dụng với Hg ngay ở nhiệt độ thường:
0 0 -2
S + Hg → HgS
2. Tác dụng với phi kim
- ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng được với nhiều phi kim mạnh hơn:
0 0 +4 -2
S + O2 → SO2.
0 0 +6-1
S + F2 → SF6.
=> Trong các phản ứng này, S thể hiện tính khử:
0 +4
S → S + 4e
0 +6
S →S + 6e.
IV. ứng dụng của lưu huỳnh
- Dùng để sản xuất axit H2SO4 :
S → SO2 → SO3 → H2SO4
- Lưu hóa cao su, sản xuất diêm, dược phẩm, chất trừ sâu, phẩm nhuộm,…(SGK).
V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh
+ Trạng thái tự nhiên:
- Có nhiều ở dạng đơn chất tạo thành các mỏ lớn trong lòng đất.
- ở dạng hợp chất như muối sunfat, muối sunfua,…
+ Khai thác lưu huỳnh trong tự nhiên: dùng thiết bị đặc biệt.