Bài 2: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ
I. Phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hoá
1. Phản ứng hoá hợp:
0 0 +1-2
2 H2 + O2 → 2H2O
Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa.
+2-2 +1-2 +2-2+1
- CaO + H2O → Ca(OH)2
Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa
- Trong phản ứng hóa hợp số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi
2. Phản ứng phân hủy
+5-2 -1 0
- 2 KClO3 → 2 KCl + 3 O2
Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
- MgCO3 → MgO + CO2
Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố
- Trong phản ứng phân hủy, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
3. Phản ứng thế
- Cu+ 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của Cu và Ag.
- Mg + HCl → MgCl2 + H2
Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
- Trong phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố
4. Phản ứng trao đổi
- AgNO3+ NaCl → AgCl + NaNO3
Trong phản ứng không bao giờ có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
II. Kết luận
- Phản ứng hóa học có sự thay đổi số oxi hóa là phản ứng oxi hóa khử: phản ứng thể, 1 phần phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy;
- Phản ứng hóa học không có sự thay đổi số oxi hóa không phải là phản ứng oxi hóa khử: phản ứng trao đối, 1 số phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy.