I. Đồng đẳng,đồng phân,danh pháp:
1. Dãy đồng đẳng etilen: (anken)
- C2H4 và các đồng đẳng của nó tạo thành dãy đồng đẳng , gọi chung là anken hay olefin.
- Anken là các hiđrocacbon không no, mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết đôi C = C.
- Các anken có công thức chung là CnH2n (n ≥2)
2. Đồng phân.
a. Đồng phân cấu tạo
- Từ C4H8 trở đi có đồng phân mạch C và vị trí liên kết đôi.
● Cách viết đồng phân của anken:
- Bước 1 : Viết mạch cacbon không phân nhánh. Đặt liên kết liên kết đôi vào các vị trí khác nhau trên mạch chính.
- Bước 2 : Viết mạch cacbon phân nhánh.
+ Bẻ 1 cacbon làm nhánh, đặt nhánh vào các vị trí khác nhau trong mạch. Sau đó ứng với mỗi mạch cacbon lại đặt liên kết đôi vào các vị trí khác nhau.
+ Khi bẻ 1 cacbon không còn đồng phân thì bẻ đến 2 cacbon. 2 cacbon có thể cùng liên kết với 1C hoặc 2C khác nhau. Lại đặt liên kết đôi vào các vị trí khác nhau.
+ Lần lượt bẻ tiếp các nguyên tử cacbon khác cho đến khi không bẻ được nữa thì dừng lại.
Vd: Viết các đp của C4H8
- Đồng phân mạch C và vị trí lk đôi:
CH2=CH-CH2-CH3 but-1-en
CH3-CH=CH-CH3 but-2-en
CH2=C - CH3 2-metylpropen
|
CH3
b. Đồng phân hình học
- Là đồng phân về vị trí không gian của anken.
- Gồm 2 loại : Đồng phân cis (có mạch chính nằm cùng phía liên kết đôi) và trans (mạch chính nằm ở 2 phía khác nhau của liên kết đôi).
● Điều kiện để có đồng phân hình học :
- Cho anken có CTCT : abC=Ccd. Điều kiện để xuất hiện đồng phân hình học là : a ≠ b và c ≠ d.
Danh pháp:
a. Tên thông thường: Từ tên ankan thay đuôi an thành đuôi ilen
VD: CH2=CH-CH3 Propilen
CH2=C(CH3)-CH3 isobutilen (2-metylpropen)
CH2=CH2 etilen
b. Tên thay thế: Tên ankan – an + en
Số chỉ nhánh – tên nhánh – tên mạch C chính – số chỉ vị trí liên kết đôi – en
- Mạch chính là mạch có chứa liên kết C = C và dài nhất, có nhiều nhánh nhất.
- Để xác định vị trí nhánh phải đánh số cacbon trên mạch chính.
+ Đánh số C trên mạch chính từ phía C đầu mạch gần liên kết C = C hơn.
+ Nếu có nhiều nhánh giống nhau thì phải nêu đầy đủ vị trí của các nhánh và phải thêm các tiền tố đi (2), tri (3), tetra (4) trước tên nhánh.
+ Nếu có nhiều nhánh khác nhau thì tên nhánh được đọc theo thứ tự chữ vần chữ cái.
* Ví dụ :
CH2=CH2 Eten
CH2=CH-CH3 Propen
5 4 3 2 1
CH3-CH2-CH2-C=CH2 2-etylpent-1-en
|
CH2-CH3
CH3
6 |5 4 3 2 1
CH3-C-CH2-CH2-CH=CH2
|
CH3 5,5-đimetylhex-1-en
II.Tính chất vật lí:
- Trạng thái :
+ Anken từ C2 C4 ở trạng thái khí.
+ An ken từ C5 trở lên ở trạng thái lỏng hoặc rắn.
- Màu : Các anken không có màu.
- Nhiệt độ nóng chảy, sôi :
+ Không khác nhiều so với ankan tương ứng (có cùng số nguyên tử C).
+ Các anken có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần theo khối lượng phân tử.
+ Đồng phân cis-anken có thấp hơn nhưng có cao hơn so với đồng phân trans-anken.
+ Khi cấu trúc phân tử càng gọn thì càng cao còn càng thấp và ngược lại.
- Độ tan : Các anken đều nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
III. Điều chế và ứng dụng:
1. Điều chế:
a. Đề hiđro hóa ankan
CnH2n+2 →t°,xt CnH2n + H2
b. Phương pháp cracking
CnH2n+2 →crackinh CaH2a+2 + CbH2b
c. Từ ankin (là hợp chất có nối ba C ≡ C), ankađien (có 2 nối đôi)
CnH2n-2 + H2 →t°, Pd/PbCO3 CnH2n
d. Từ dẫn xuất halogen
CnH2n+1X + KOH →ancol CnH2n + KX + H2O
e. Tách nước của ancol no đơn chức
CnH2n+1OH →H2SO4, 170°C CnH2n + H2O
2. Ứng dụng:
- Tổng hợp polime: PE, PP, …
- Tổng hợp các hoá chất khác: etanol, etilen oxit, etilen glicol,…
IV. Tính chất hoá học:
Nhận xét chung :
- Do trong phân tử anken có liên kết C=C gồm 1 liên kết và 1 liên kết , trong đó liên kết kém bền hơn nên dễ bị phân cắt hơn trong các phản ứng hóa học. Vì vậy anken dễ dàng tham gia các phản ứng cộng vào liên kết C=C tạo thành hợp chất no tương ứng.
1. Phản ứng cộng:
a. Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro hoá).
CH2 = CH2 + H2 → CH3-CH3
CnH2n + H2 → CnH2n+2
b. Phản ứng cộng halogen (phản ứng halogen hoá).
CH2 = CH2 + Cl2 → ClCH2-CH2Cl (1,2-đicloetan)
CnH2n + X2 → CnH2nX2
* Lưu ý: anken làm mất màu nước brôm (trong CCl4): pư nhận biết liên kết đôi.
c. Phản ứng cộng axit và cộng nước.
* Cộng axit.
VD:
CH2 = CH2 + H-Cl (khí) → CH3CH2Cl (etyl clorua).
CH2 = CH2 + H-OSO3H (đđ) → CH3CH2OSO3H
(etyl hiđrosunfat).
CH2 = CH-CH3 + H-Cl →CH3-CHCl-CH3 (sp chính)CH2Cl-CH2-CH3 (sp phụ)
* Cộng nước:
CH2 = CH2 + H-OH → CH3-CH2-OH
CH2 = CH-(CH3)2+H-OH →CH2–CH(OH)-(CH2)2 (sp chính) HO-CH2-CH2-(CH2)2 (sp phụ)
Qui tắc Mac-côp-nhi-côp: Khi cộng một tác nhân bất đối xứng vào một anken bất đối xứng thì phần điện tích dương của tác nhân ưu tiên tấn công vào C mang liên kết đôi có nhiều H hơn (bậc thấp hơn), còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử mang điện tích âm cộng vào nguyên tử cacbon bậc cao hơn.
2. Phản ứng trùng hợp
- Phản ứng trùng hợp là phản ứng cộng hợp nhiều phân tử nhỏ có cấu tạo tương tự nhau (gọi là monome) thành 1 phân tử lớn (gọi là polime).
nA→t°, xt, p(A)n
- n gọi là hệ số trùng hợp.
- Phần trong ngoặc gọi là mắt xích của polime.
nCH2 = CH2 →t°, xt, p ( CH2-CH2 ) n (polietilen, n = 300 – 40000)
n CH2=CH2 →t°, xt, p [-CH2-CH2-]n P.E
n CH2=CHCH3 →t°, xt, p [-CH2-CH(CH3)-]n P.P
n CH2=CHCl →t°, xt, p [-CH2-CHCl-]n P.V.C
3. Phản ứng oxi hoá:
a. Phản ứng cháy:
CnH2n + 3n/2 O2 → nCO2 + nH2O; ΔH < 0
Nhận xét: nCO2 : nH2O= 1:1
Vậy đốt cháy hidrocacbon mạch hở được nCO2 = nH2O => anken.
b. Phản ứng với dd KMnO4:
3CH2=CH2 + 2KMnO4 +4H2O→3HOCH2-CH2OH+2MnO2+ 2KOH
(etylen glicol)
Lưu ý: anken làm mất màu dung djịch KMnO4 (l): Phản ứng nhận biết liên kết đôi.
- Phản ứng tổng quát :
3CnH2n + 2KMnO4 +4H2O →3CnH2n(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH
Phản ứng làm mất màu tím của dung dịch kali pemanganat được dùng để nhận ra sự có mặt của liên kết đôi anken. Hiện tượng: dung dịch thuốc tím mất màu, có thể xuất hiện màu nâu của MnO2
1. Dạng 1: Phản ứng cộng hợp:
a. Cộng H2:
Công thức: ⇒Dn = số mol anken () phản ứng.
b. Cộng Br2:
Khi cho anken đi qua dung dịch Br2 thấy khối lượng mình tăng lên => mtăng = manken
c. Cộng nước, axit:
Lưu ý quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp trong phản ứng cộng hợp.
2. Dạng 2: Phản ứng oxi hóa:
a. Oxi hóa không hoàn toàn:
Chú ý: tỉ lệ các chất trong phản ứng là 3:2:4-3:2:2.
b. Oxi hóa hoàn toàn:
– Đốt cháy anken thu được = và mX = mC + mH
3. Vận dụng:
VD1: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là
A. 20%. B. 25%. C. 50%. D. 40%.
Lời giải:
= = 0,75. => Giả sử ntrc = 1mol => ns = 0,75 mol.
∆n = 1-0,75 = 0,25 mol.
= 0,25 mol
Hỗn hợp X có MX = 4.3,75 = 15 = => = 0,5 mol.
H = 50%. Đáp án C.
VD2: Cho hỗn hợp 2 anken liên tiếp trong dãy đồng đẳng đi qua dung dịch Br2, thấy có 80g Br2phản ứng và khối lượng bình Br2 tăng 19,6g.
Hai anken đó là:
A. C3H6; C4H8 B. C4H8, C5H10 C. C2H4; C3H6 D. C5H10, C6H12
Lời giải:
manken = 19,6 g
= 0,5 = nAnken 14 = 19,6 : 0,5
= 2,8 C2H4 và C3H6
Gọi số mol: x + y = 0,5 và 2x + 3y = 2,8.05 x = 0,1 %C2H4 = 20%
VD3:
Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là
A. 2,240. B. 2,688. C. 4,480. D. 1,344.
Lời giải: = 0,04= 0,06 V = 1,344 lit
VD4: Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và nước có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. Vậy 2 công thức phân tử của 2 anken đó là:
A. C2H4 và C3H6 B. C3H6 và C4H8
C. C4H8 và C5H10 D. C5H10 và C6H12.
Lời giải:
= 44x – 18x = 6,76x = 0,26= 2,6C2H4 và C3H6
Phản hồi - đóng góp ý kiến
Không được lạm dụng SPAM hệ thống - Nếu vi phạm: Thành viên thường (xóa nick), Thành viên VIP (khóa nick 10 - 50 ngày).
Mã xác nhận *
Gửi câu hỏi tới kênh thảo luận - Forum
Không được lạm dụng SPAM hệ thống - Nếu vi phạm: Thành viên thường (xóa nick), Thành viên VIP (khóa nick 10 - 50 ngày).
Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay (Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)
BẠN NGUYỄN THU ÁNH
Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại thanhvinh.edu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
BẠN TRẦN BẢO TRÂM
Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
Baitap123 có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
BẠN NGUYỄN THU HIỀN
Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên thanhvinh.edu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.